Bệnh nấm thực quản là một bệnh viêm tại thực quản do nấm Candida gây ra. Đây là một trong những bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa và là tác nhân gây ra những rối loạn tiêu hóa trong cơ thể. Các biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân và cách điều trị sẽ được nói rõ trong bài viết này.
1.Các biểu hiện lâm sàng
Các dấu hiệu bị nấm thực quản thường không rõ ràng dễ khiến người mắc bệnh nhầm lẫn với một số bệnh lý dạ dày khác. Các triệu chứng bệnh nấm thực quản thường gặp nhất như:
- — Nuốt thức ăn thấy đau.
- — Thường xuyên có cảm giác bị nghẹn
- — Khi nuốt cảm giác bị đau sau xương ức
- — Các triệu trứng khác: đau bụng, ợ chua, giảm cân, tiêu chảy, buồn nôn.
Khi khám miệng thì có thể thấy nấm miệng, tổn thương có thể riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, ở miệng và ở lưỡi.
Nguồn hình ảnh: https://journals.plos.org/
- — A: Độ I, một vài mảng trắng nổi lên có kích thước khoảng 2 mm, không bị phù nề hoặc loét.
- — B: Độ II, nhiều mảng trắng nổi lên có kích thước lớn hơn 2 mm, không loét.
- — C: Mảng nâng cao độ III, bắt đầu tạo mảng, có dạng nốt.
- — D: độ IV, phát hiện độ III với tăng độ bở của màng nhầy và thỉnh thoảng hẹp lòng mạch.
- — E: Xuất hiện “thảm trắng”, mảng bám dày màu trắng phủ trên niêm mạc thực quản làm hẹp lòng thực quản.
- — F: Bệnh nấm miệng, trong đó nội soi có thể phát hiện ra bệnh nấm Candida ở thanh quản.
2.Nguyên nhân nhiễm nấm thực quản
Nguyên nhân phổ biến nhất của nấm thực quản nhiễm trùng là do nấm Candida có trong thực quản. Candida là một loại nấm ký sinh trong cơ thể người, chủ yếu ở thực quản, bộ phận sinh dục, da…Khi cơ thể người khỏe mạnh, nấm Candida sống hòa bình với các loại vi khuẩn khác, tạo một thế cân bằng giữ vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu.
Xem nhiều hơn thông tin về nấm Candida: TẠI ĐÂY
Khi cơ chế bảo vệ của vật chủ suy giảm (như suy giảm hệ miễn dịch), tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sôi mạnh mẽ trong niêm mạc thực quản và tạo thành các mảng bám kết dính màu trắng. Các mảng này có thể được tìm thấy trong toàn bộ thực quản hoặc ở cả cổ họng, miệng.
3.Ai thường bị nhiễm nấm thực quản ?
Bệnh nấm thực quản thường không phổ biến ở người khỏe mạnh. Hầu hết những người bị nhiễm nấm Candida trong thực quản có hệ thống miễn dịch suy yếu, có nghĩa là cơ thể của họ không chống lại tốt các bệnh về nhiễm khuẩn. Những người bị nhiễm nấm Candida ở thực quản cũng thường bị nấm Candida ở miệng và cổ họng.
Những người có nguy cơ cao bị nhiễm nấm Candida thực quản:
- ⇒ Người mắc bệnh HIV/AIDS
- ⇒ Người bị tiểu đường.
- ⇒ Người có hệ suy giảm miễn dịch: bị ung thư phải đi xạ trị, hóa trị, khi phải dùng thuốc kháng sinh lâu dài hoặc corticosteroid.
- ⇒ Người hay hút thuốc lá.
4. Chẩn đoán và kiểm tra
Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách nội soi thực quản. Nội soi là phương pháp kiểm tra đường tiêu hóa bằng cách sử dụng một ống có đèn chiếu và camera, quan sát trực tiếp trực tiếp các tổn thương dạng mảng bám niêm mạc màu trắng và dịch tiết dính vào niêm mạc.
5.Cách điều trị
Nấm thực quản do Candida thường được điều trị bằng thuốc chống nấm. Những loại thuốc này thường là fluconazole, clotrimazole, miconazole hoặc nystatin. Tùy vào bệnh nhân bị nhiễm nấm nặng hay nhẹ mà được kê các loại thuốc khác nhau.
Hiện nay, xu hướng bệnh nhân tin dùng các sản phẩm có chiết xuất tự nhiên hỡ trợ thêm cho quá trình điều trị bệnh bởi nó ít gây ra tác dụng phụ cho cơ thể và có thể dùng trong thời gian dài, bởi nấm Candida luôn có trong cơ thể và có thể bùng phát bệnh bất cứ lúc nào.